Lý thuyết Lãnh_đạo

Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm người để đạt mục tiêu chung". Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt. Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lý thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác. Người mà mọi người sẽ tuân theo phải có khả năng hướng dẫn hoặc định hướng cho người khác.

Thời kì đầu trong lịch sử phương Tây

Công việc tìm kiếm cho đặc điểm hay những yếu tố của người lãnh đạo đã được thực hiện trong nhiều thế kỉ. Những tác phẩm triết học nổi tiếng nhất từ cuối Cộng hòa (Plato) cho tới cuốn Những cuộc đời song hành đã khám phá câu hỏi "Kĩ năng nào phân biệt một cá nhân và một người lãnh đạo?" Đặc biệt câu hỏi này là sự thừa nhận ban đầu về tầm quan trọng của lãnh đạo và được cho rằng nhà lãnh đạo cũng xuất phát từ những đặc điểm mà mỗi cá nhân có. Ý kiến này có nghĩa sự lãnh đạo dựa trên những đóng góp từ các cá nhân và được biết tới là "những đặc điểm của lãnh đạo trên lý thuyết".

Những đặc điểm trên lý thuyết đã được khám phá ra sau một loạt những sự kiện vào thế kỉ 19. Đáng chú ý nhất là tác phẩm của Thomas CarlyleFrancis Galton, những người mà công việc của họ đã khiến họ phải nghiên cứu trong hàng thập kỉ. Trong cuốn Heroes and Hero Worship (1841), Carlyle nhận ra tố chất, kĩ năng, và những đặc điểm thể chất của những người có thể có quyền lực. Trong sách Hereditary Genius của Galton (1869), ông nghiên cứu khả năng lãnh đạo trong một gia đình đầy quyền lực. Sau khi chỉ ra rằng số lượng những người thân nổi tiếng giảm đi khi chuyển từ tấm bằng thứ nhất sang tấm bằng thứ hai, Galton kết luận rằng lãnh đạo là thừa kế. Nói cách khác, những nhà lãnh đạo được sinh ra, chứ không phải được phát triển lên. Tất cả những tác phẩm đáng chú ý này đã bổ sung thêm những sự trợ giúp ban đầu rằng lãnh đạo là một đặc điểm của những người đứng đầu. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.